- Trang chủ /
- Bệnh trĩ /
- Trĩ hỗn hợp /
- Những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp
-
Cập nhật lần cuối: 01-01-1970 01:00:00
-
Trĩ là bệnh có thể bắt gặp ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi. Do đó, việc tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh trĩ là rất cần thiết để từ đó chúng ta có thể tự biết cách phòng tránh chứng bệnh mà gần 50% dân số Việt Nam đang mắc phải này.
Bệnh trĩ là gì? Đây là bệnh lý hình thành ở hậu môn trực tràng. Bệnh không xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh, mà chủ yếu được gây ra bởi thói quen ăn uống, làm việc và sinh hoạt không hợp lý. Từ đó, tạo nên áp lực tại hậu môn trực tràng và khiến cho các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn bị căng giãn quá mức, lâu dần sẽ hình thành các búi trĩ.
Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn xác định chính xác nguyên nhân bệnh trĩ và có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ có thể kể đến như:
Táo bón kéo dài
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ và các bệnh lý về hậu môn trực tràng khác.
Táo bón được hiểu là tình trạng các khối phân bị mất nước, trở nên khô và cứng. Khi chúng đi qua hậu môn không chỉ gây ra những tổn thương tới niêm mạc của hậu môn, mà còn tạo ra áp lực khiến cho bệnh nhân phải dùng toàn bộ sức lực để rặn mạnh và đẩy khối phân ra ngoài. Điều này, khiến các tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng đột ngột bị giãn mạnh gây đứt, hoặc phình to. Từ đó, tạo thành các búi trĩ.
Ngoài ra, thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện quá lâu cũng là nguyên nhân bị bệnh trĩ nội mà nhiều người mắc phải.
Lười vận động
Những người lười vận động, hoặc thường xuyên phải đứng, ngồi quá lâu một chỗ đều là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do các cơ quan trong vùng chậu và hậu môn không được hoạt động, máu lưu thông chậm. Từ đó, các tĩnh mạch tại hậu môn không có độ đàn hồi, trở nên suy yếu và có thể tạo thành các búi trĩ.
Căng thẳng
Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể của bạn sẽ tạo ra một hợp chất gây áp lực lên toàn bộ các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Đặc biệt, hậu môn bị tác động sẽ suy giảm khả năng co giãn và cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Trung bình một ngày, mỗi người trưởng thành cần cung cấp đủ 2 lít nước. Lượng nước này không chỉ cần thiết cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, mà còn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp phân trở nên mềm hơn. Từ đó, phân dễ dàng đi qua hậu môn và đào thải ra ngoài.
Ngược lại, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, phân sẽ trở nên khô cứng. Khi đi qua hậu môn sẽ gây tổn thương hoặc tạo ra các áp lực, khiến đám rối tĩnh mạch bị căng giãn và hình thành các búi trĩ.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ và sử dụng quá nhiều các chất kích thích, các loại đồ ăn có tính cay, nóng,… cũng là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa thường gặp. Từ đó, dẫn tới tình trạng hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực và hình thành bệnh trĩ.
Tuổi tác
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho biết, mặc dù bệnh trĩ có thể gặp ở tất cả các nhóm đối tượng, tuy nhiên, người cao tuổi là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Do những người cao tuổi thường đối mặt với tình trạng suy yếu chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các cơ và tĩnh mạch tại ống hậu môn có thể bị suy yếu. Lâu dần sẽ xuất hiện các búi trĩ tại hậu môn.
Lao động quá sức
Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, khuân vác nặng sẽ tạo ra các áp lực tại vùng chậu và hậu môn. Điều này không chỉ khiến cho đám rối tĩnh mạch tại cơ hậu môn và trực tràng bị căng giãn quá mức dẫn tới suy yếu, mà còn khiến chúng mất dần khả năng đàn hồi và hình thành các búi trĩ.
Mang thai và sinh con
Đối với nữ giới khi mang thai, sự phát triển của thai nhi ở tử cung sẽ liên tục dồn áp lực xuống các cơ quan khác nhau trong vùng chậu, trong đó bao gồm: bàng quang, trực tràng, hậu môn,... lâu dần sẽ hình thành búi trĩ. Trong quá trình sinh con, chị em phụ nữ thường phải rặn đẻ để đưa em bé ra ngoài. Điều này vô tình sẽ khiến cho tĩnh mạch tại hậu môn chịu áp lực lớn, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về những nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp. Hi vọng qua đây bạn sẽ tự rút ra được những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại 0367 402 884 để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
Thưa các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, em là Thu Lan, 27 tuổi. Hiện tại em đã đi khám và bác sĩ cho biết là em bị trĩ nội độ 2. Bác sĩ có kê thuốc cho em về dùng, lúc dùng thuốc thì tình trạ...Xem chi tiết
-
Bệnh lòi dom là gì ?
Là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em và người già, bệnh lòi dom là hiện tượng một đoạn trực tràng lòi ra ngoài hậu môn và không thể tự co lên được. Để giúp người bệnh có cái nhìn khách qua...Xem chi tiết
-
Khám và chữa bệnh trĩ ở đâu tốt
Khi mắc bệnh trĩ, câu đầu tiên mà người bệnh thường hỏi là “bệnh trĩ có nguy hiểm không, khám và chữa bệnh trĩ ở đâu”. Bệnh trĩ là bệnh đứng hàng thứ nhất trong những bệnh hậu môn - trXem chi tiết
-
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ
Bệnh trĩ khi còn ở mức độ nhẹ có thể điều trị được tại nhà bằng thuốc và một số phương pháp đơn giản. Nhưng tốt, khi có những triệu chứng của bệnh trĩ, dù nặng hay nhẹ bạn cũng...Xem chi tiết
-
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Hỏi: Gần đây tôi có biểu hiện đại tiện ra máu, khi đi khám thì được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu. Qua tìm hiểu trên báo đài tôi được biết có thể chữa bệnh trĩ bằng ...Xem chi tiết
-
Khám và chữa bệnh trĩ ở đâu
Thưa các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, Tôi là Huynh, 34 tuổi. Tôi làm bên bất động sản, thường xuyên phải gặp gỡ đối tác và uống bia rượu. Trước đây đi khám tôi bị trĩ nội độ 1 bác ...Xem chi tiết