- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Vô kinh - Không có kinh nguyệt là bị làm sao?
Vô kinh - Không có kinh nguyệt là bị làm sao?
-
Cập nhật lần cuối: 25-12-2020 00:03:43
-
Chào các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh! Cháu năm nay 18 tuổi, đã qua tuổi dậy thì nhưng vẫn không có kinh nguyệt. Cháu rất lo lắng không biết là mình bị làm sao. Mong sớm nhận được tư vấn của các bác sĩ. Cháu xin cảm ơn! (Tú Anh, Ba Vì, HN)
Trả lời:
Vô kinh hay không có kinh nguyệt là hiện tượng khi bạn gái đến tuổi dậy thì nhưng không có dấu hiệu chảy máu hành kinh hoặc chị em phụ nữ đã có kinh nguyệt một thời gian nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bị mất kinh.
Vô kinh được chia làm 2 dạng: Vô kinh nguyên phát (vô kinh bẩm sinh) và vô kinh thứ phát.
Không có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Căn cứ vào từng dạng vô kinh và biểu hiện của nó mà có những nguyên nhân cụ thể.
Vô kinh nguyên phát
Bạn gái có thể nhận biết việc hormone sinh dục nữ bị rối loạn bằng việc quan sát sự phát triển của vú và lông mu.
Nếu vú và lông mu không phát triển, điều này có nghĩa là buồng trứng không hoạt động. Mà buồng trứng không hoạt động thì sẽ không có trứng chín và rụng, từ đó dẫn tới không có kinh nguyệt. Nguyên nhân thường là do bị teo buồng trứng và tuyến yên bẩm sinh.
Nếu vú và lông mu phát triển bình thường, nghĩa là buồng trứng vẫn hoạt động. Trong trường hợp này, vô kinh thường là do không có âm đạo, không có tử cung, màng trinh không thủng (bế kinh, vô kinh giả), hoặc tuyến sinh dục bị rối loạn hoạt động enzym bẩm sinh.
Vô kinh thứ phát
Mang thai: Là nguyên nhân đầu tiên mà đa số chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nghĩ đến khi kinh nguyệt đột nhiên biến mất.
Các bệnh phụ khoa: Tắc vòi trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung,… đều là những chứng bệnh có thể gây ra hiện tượng vô kinh thứ phát ở chị em phụ nữ. Cũng có thể nói không có kinh nguyệt là triệu chứng của những bệnh này. Khi đột ngột bị mất kinh, kèm theo những triệu chứng như đau bụng, vùng bụng dưới căng cứng bất thường, khí hư thay đổi cả về chất, lượng, mùi và màu sắc, thậm chí là có lẫn máu, âm đạo sưng đỏ và ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu rắt,… thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sảy thai hoặc nạo phá thai: Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, sau khi bị sẩy hoặc nạo phá thai phụ nữ thường không có kinh nguyệt trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng, cá biệt có những trường hợp 2 - 3 tháng không có kinh nguyệt. Nhưng nếu thực hiện nạo phá thai nhiều lần hoặc thực hiện tại các cơ sở “chui” thì nguy cơ bị mất kinh hoàn toàn do dính buồng tử cung là rất cao.
Mãn kinh: Khi đến tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng, nội tiết tố và hormone sinh sản nữ sẽ suy giảm. Không có kinh nguyệt là triệu chứng điển hình của giai đoạn này. Mãn kinh cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ trẻ, nguyên nhân là do chứng suy buồng trứng sớm hoặc mãn kinh sớm. Chứng bệnh này giải thích tại sao phụ nữ trẻ lại không có kinh nguyệt kéo dài.
Không có kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Không có kinh nguyệt là một hiện tượng roi loan kinh nguyet nguy hiểm. Nó không chỉ gây tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chức năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của chị em. Vô sinh hiếm muộn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, không có kinh nguyệt còn kéo theo cơ số bệnh tật, chẳng hạn: ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp, yên và dưới đồi, rối loạn đông máu, thận, gan…
Cách khắc phục khi không có kinh nguyệt
Nguyên tắc điều trị vô kinh là phải xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó dựa vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị thích hợp.
Vô kinh nguyên phát sẽ được điều trị bằng phương pháp tiểu phẫu hoặc dùng thuốc gây phóng noãn. Còn vô kinh thứ phát thì tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị riêng. Nếu quá trình điều trị không có kết quả thì tuỳ từng đối tượng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân xem xét tới các biện pháp mang thai khác.
Để phòng tránh tình trạng vô kinh thứ phát, chị em phụ nữ nên có đời sống tình dục lành mạnh và an toàn, xây dựng lối sống khoa học và cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện, vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và đúng cách, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tâm lý…
Trên đây là những chia sẻ của phong kham phu khoa Hưng Thịnh về vấn đề vô kinh - không có kinh nguyệt là bị làm sao. Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng này, hãy liên hệ qua số hotline 0367 402 884 hoặc nhấp chọn [Bác sĩ tư vấn] để chat trực tuyến cùng các chuyên gia.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Rối loạn kinh nguyệt có sao không
Có lẽ chị em nào đang bị chứng rối loạn kinh nguyệt cũng đều rất lo lắng đặc biệt những chị em chuẩn bị kết hôn hoặc có kế hoạch mang thai. Rối loạn kinh nguyệt có sao không ? là thắc mắc c...Xem chi tiết
-
Hiện tượng đau bụng kinh là như thế nào?
Hiện tượng đau bụng kinh như thế nào là thắc mắc của không ít bạn gái khi đến độ tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng khá phổ biến và có thể bắt gặp ở tất cả các chị em phụ nữ khi đến...Xem chi tiết