Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Lượt xem: 11016

Nứt kẽ hậu môn là vết nứt, rách ở niêm mạc ống hậu môn. Là bệnh đứng hàng thứ 3 đến khám ở khoa hậu môn –trực tràng. Bệnh thường gặp trẻ em và người lớn, người già ít bị hơn. Theo thống kê có đến 80% trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi bị mắc nứt kẽ hậu môn không rõ nguyên nhân.

Điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

Khi niêm mạc ống hậu môn bị rách hoặc nứt gây đau, xót và khó chịu khi ngồi, đi vệ sinh hoặc di chuyển thì khi đó hãy nghĩ ngay đến bệnh nứt kẽ hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình nhất có thể kể đến là do táo bón lâu ngày, mang thai và sinh con, quan hệ bằng đường hậu môn…hoặc do biến chứng của một số bệnh như trĩ, viêm ống hậu môn, bệnh Corhn …

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ thấy nóng, đau rát hoặc đau nhói khi đại tiện và chảy máu ở hậu môn; Có một khối da thừa ở hậu môn, có khi bệnh nhân than đau ở khối da thừa này; Chảy dịch ở hậu môn, và ngứa hậu môn do kích thích của dịch tiết này. Đôi khi đau hậu môn kèm theo triệu chứng tiểu gắt, tiểu đau hoặc bí tiểu.

Nứt kẽ hậu môn ít gây biến chứng. Hầu hết là tự lành bằng cách bôi thuốc hoặc đặt thuốc trong hậu môn. Nhưng khi không tự lành được nó sẽ trở thành mãn tính, và gây biến chứng thành bệnh nhiễm trùng hậu môn, loét ống hậu môn…có thể khỏi nhưng nguy cơ tái phát là rất cao. Vết nứt cũng có thể xâm nhập đến cơ vòng hậu môn. Vết rách ở cơ vòng này sẽ khiến cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây khó chịu, cần phải tiểu phẫu để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt.

Nứt kẽ hậu môn điều trị như thế nào?

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị nứt kẽ hậu môn không rõ nguyên nhân là hơn 80%. Cách điều trị duy nhất cho các bé là thay tã thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ cho hậu môn của các bé, nếu dùng thuốc để bôi thì phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh việc trẻ bị dị ứng thuốc và khiến bệnh nặng hơn.

Ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều chất xơ từ việc ăn rau củ quả xanh, có tác dụng nhuận tràng, uống nhiều nước, ít nhất là 2l/ngày, ăn sữa chua, tập thể dục thường xuyên hoặc uống thuốc nhuận tràng, làm mềm phân…là những cách đơn giản nhất để phòng tránh và điều trị nứt kẽ hậu môn.

Dùng thuốc hoặc kem bôi: Sau khi đã áp dụng phương pháp ăn uống khoa học mà bệnh vẫn không có biến chuyển thì, bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc hoặc kem bôi vào vết nứt, hoặc đặt thuốc vào hậu môn. Mục đích là để giảm kích ứng, đau xót và khó chịu cho người bệnh, giúp vết thương mau lành.

Tiểu phẫu: Trong trường hợp bệnh chuyển biến thành mãn tính, không tự lành và không có cách điều trị bên ngoài thì bác sĩ sẽ khuyên bạn làm tiểu phẫu. Phương pháp này nhằm mục đích cắt bỏ một phần cơ vòng hậu môn để hạn chế sự co thắt và giảm đau giúp vết thương mau lành. Phương pháp này ít gây biến chứng và không tái phát.

Tiêm một liều nhỏ độc tố Botox vào cơ vòng hậu môn trong. Đây là một phương pháp điều trị mới, cần có sự đồng ý và thực hiện bởi bác sĩ. Botox gây liệt cơ đến 3 tháng, làm giãn co thắt cơ. Có thể có tác dụng phụ tạm thời là són phân và xì hơi do giãn cơ vòng hậu môn trong.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về vấn đề “Điều trị nứt kẽ hậu môn”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail dakhoa@phongkhamhungthinh.vn hoặc gọi điện đến hotline 0367 402 884 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Luôn ở bên bạn khi bạn cần.

Đánh giá: 
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  107 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn
    Nứt kẽ hậu môn là một trong 3 bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn – trực tràng. Thông thường, nứt kẽ hậu môn được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa, tức là dùng thuốc (...
    Xem chi tiết
  • Nứt hậu môn có nguy hiểm không? Nứt hậu môn có nguy hiểm không?
    Nứt hậu môn có nguy hiểm không? Là thắc mắc chung của đa số trường hợp đã và đang mắc phải căn bệnh này. Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn, về bản chất đây k...
    Xem chi tiết