Chậm kinh 2 tháng có làm sao không?

Lượt xem: 

Chào bác sĩ! Xin hỏi bác sĩ là chậm kinh 2 tháng có sao không khi mà con gái tôi năm nay 16 tuổi có kinh nguyệt rất đều, thỉnh thoảng trước khi có kinh cháu hay bị đau bụng. Thế nhưng, cháu đã bị chậm kinh 2 tháng nay rồi. Tôi có thử hỏi cháu có bạn trai chưa và có quan hệ tình dục với bạn trai không, và cháu cho biết là không, tôi tin tưởng cháu. Vì vậy, mong các bác sĩ của phòng khám hãy tư vấn giúp tôi xem tại sao con gái tôi lại bị chậm kinh 2 tháng, có phải cháu mắc bệnh gì đó không? Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Nguyệt Anh, Hồ Tây).

cham-kinh-2-thang-co-lam-sao-khong

Chào bạn!

Chúng tôi rất vui và xin cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Sau đây, các chuyên gia khám phụ khoa sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc:

Có rất nhiều bạn gái và chị em phụ nữ cũng gặp phải hiện tượng chậm kinh 2 tháng giống như vậy. Chậm kinh ở tuổi dậy thì là vấn đề bình thường, vì giai đoạn này tổ chức của bộ phận sinh dục chưa hoàn chỉnh và hoạt động trơn tru. Khi trưởng thành hơn, hiện tượng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, con gái bạn lại bị chậm kinh 2 tháng, hiện tượng này là không bình thường, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 

Nguyên nhân chậm kinh 2 tháng

Tâm lý

Bạn hãy thử hỏi cháu xem thời gian gần đây có vấn đề gì khiến cháu lo lắng, căng thẳng và áp lực hay không. Chẳng hạn như học tập, thi cử, bạo lực học đường, yêu đương,… hoặc có thức đêm nhiều hay không. Nếu có thì vấn đề cháu bị chậm kinh là có thể xảy ra, bởi hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi 3 tuyến: Giáp, yên và dưới đồi. Mà chức năng chủ yếu của 3 tuyến này là điều tiết mọi hoạt động của cơ thể, kể cả tâm lý, cảm xúc. Khi tâm lý bị tác động tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của 3 tuyến này, theo đó mà kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Chậm kinh là điển hình.

Thuốc

Tuy chị cho biết con gái chị có sức khỏe bình thường, ít khi bị ốm. Nhưng liệu trong thời gian gần đây cháu có sử dụng thuốc gì không, chẳng hạn như thuốc say tàu xe, kháng sinh, giảm đau, huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Những loại thuốc này có tác dụng phụ là làm thay đổi nồng độ nội tiết tố và hormone sinh dục nữ, khiến trứng chín và rụng muộn hơn chu kỳ trước đó.

Thừa cân hoặc thiếu cân

Con gái chị có bị thừa cân hay thiếu cân không. Trên thực tế, cân nặng có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Thừa cân sẽ làm tăng nồng độ estrogen, ngăn cản sự rụng trứng. Còn thiếu cân sẽ khiến cơ thể không sản sinh đủ estrogen, từ đó lớp nội mạc tử cung không dày nên được và không có kinh nguyệt là điều tất nhiên.

Bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm tắc vòi trứng, nhiễm khuẩn phần phụ, tiểu khung, u xơ, u nang, thậm chí là ung thư,… cũng là những nguyên nhân chính gây chậm kinh. Bạn hãy hỏi con gái mình xem ngoài việc bị chậm kinh thì cháu có bị đau bụng kinh dữ dội, nôn mửa, tụt huyết áp, chân tay lạnh, máu kinh thay đổi bất thường cả về chất, lượng, màu và mùi, số ngày hành kinh dài hoặc ít hơn 7 ngày… Nếu có thì chúng tôi khuyên bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Chúng tôi khuyên bạn nên đưa con gái tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị sớm (nếu là do bệnh). Chậm kinh 2 tháng không thể chủ quan, cũng không thể sử dụng thuốc bừa bãi. Hơn nữa, đây là độ tuổi mà bộ phận sinh dục đang hoàn thiện và phát triển, bất cứ tác động không tốt nào đều sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản trong tương lai của cháu. Nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tiêu cực, ung thư hoặc vô sinh hiếm muộn là kết quả không mong muốn nhất.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về vấn đề chậm kinh 2 tháng có sao không. Nếu bạn còn có thắc mắc cần tư vấn, hãy gọi điện tới số hotline 0367 402 884 hoặc nhấp chọn [Bác sĩ chuyên khoa tư vấn] để chat trực tuyến cùng chuyên gia.

Đánh giá: 
Chậm kinh 2 tháng có làm sao không?
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  59 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Rối loạn kinh nguyệt có sao không Rối loạn kinh nguyệt có sao không
    Có lẽ chị em nào đang bị chứng rối loạn kinh nguyệt cũng đều rất lo lắng đặc biệt những chị em chuẩn bị kết hôn hoặc có kế hoạch mang thai. Rối loạn kinh nguyệt có sao không ? là thắc mắc c...
    Xem chi tiết
  • Hiện tượng đau bụng kinh là như thế nào? Hiện tượng đau bụng kinh là như thế nào?
    Hiện tượng đau bụng kinh như thế nào là thắc mắc của không ít bạn gái khi đến độ tuổi dậy thì. Đây là hiện tượng khá phổ biến và có thể bắt gặp ở tất cả các chị em phụ nữ khi đến...
    Xem chi tiết