Cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu

Lượt xem: 

Vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu là việc làm rất quan trọng giúp cho dương vật sớm phục hồi lại thể trạng ban đầu và phòng tránh các biến chứng viêm nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên, nam giới thường ít quan tâm tới việc vệ sinh bao quy đầu sao cho đúng cách. Vậy cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu như thế nào? Một vài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

cach-ve-sinh-sau-khi-cat-bao-quy-dau

Các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh cho biết, sau khi tiến hành tiểu tiểu phẫu cắt bao quy đầu, nam giới sẽ bắt gặp một vài hiện tượng như:

- Rỉ nước màu vàng, trong từ vết thương do cắt bao quy đầu.

- Vết cắt bị chảy máu nhẹ hoặc có thể khô miệng nhanh và dính máu khô.

- Đau tại dương vật, nhất là mỗi khi đi tiểu tiện.

- Một số còn bị sốt nhẹ với mức độ ít nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu trên là hiện tượng hoàn toàn bình thường và chúng sẽ nhanh chóng giảm nhẹ triệu chứng trong thời gian ngắn. Sau khi cắt bao quy đầu, cậu nhỏ cần được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Nếu không vết mổ sẽ lâu lành, thậm chí, bạn còn phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng.

Cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu

Một số cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu mà các chuyên gia luôn khuyến khích bạn thực hiện như sau:

Quấn băng

Sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu, nam giới sẽ được các bác sĩ chuyên khoa quấn băng và hướng dẫn quấn băng tại vết cắt. Điều này sẽ giúp cho dương vật tránh được bụi bẩn hoặc những yếu tố của môi trường bên ngoài, khiến vết thương bị chảy máu hoặc lâu lành. Bạn sẽ được nghỉ ngơi tại cơ sở y tế khoảng 20 - 30 phút trước khi ra về.

Mỗi ngày, bạn nên thay bằng ít nhất 3 lần để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu chất dịch chảy ra nhiều, bạn nên thay băng thường xuyên. Trong khi thay băng, bạn nên kết hợp với vệ sinh cậu nhỏ để đảm bảo cậu nhỏ luôn sạch sẽ và thoải mái. Bạn cần phải tiến hành quấn băng cậu nhỏ cho tới khi vết thương hoàn toàn se miệng và không còn chảy dịch nữa.

Vệ sinh cậu nhỏ

Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục bằng nước ấm pha chút muối loãng, hoặc sử dụng nước muối sinh lý để rửa bộ phận sinh dục mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ bị viêm bao quy đầu. Tuy nhiên, việc vệ sinh cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến cậu nhỏ.

Sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô cậu nhỏ sau khi rửa bằng nước muối loãng. Điều này sẽ giúp cho dương vật của bạn luôn khô thoáng và sạch sẽ. Lưu ý, bạn nên lựa chọn khăn thật mềm vì nếu khăn quá cứng có thể gây đau cho cậu nhỏ

Lựa chọn trang phục

Mặc các loại quần rộng rãi để tránh va chạm giữa dương vật và quần gây đau đớn, chảy máu. Những loại quần này còn giúp cho vùng kín của bạn trở nên khô thoáng, từ đó bảo vệ cậu nhỏ khỏi những tổn thương do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn.

Ngoài ra, nếu bạn có phòng riêng, bạn có thể không cần phải mặc quần trong 3 ngày đầu tiên sau khi cắt bao quy đầu. Đây cũng là một trong những việc mà các chuyên gia khuyến khích bạn nên thực hiện.

Uống thuốc theo chỉ định

Sau khi cắt bao quy đầu, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho dùng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm ngăn chặn quá trình tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm tại vết thương do cắt bao quy đầu. Bạn nên chú ý việc uống thuốc đúng thời gian và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Bạn nên quay lại tái khám nếu như thấy có những dấu hiệu bất thường sau đây:

- Bao quy đầu sưng đỏ hoặc có màu đen bất thường.

- Sốt cao, có thể kèm theo ớn lạnh và co giật.

- Dịch niệu đạo tiết ra nhiều, có mùi hôi và màu lạ.

- Vết mổ thường xuyên bị rỉ máu và chảy dịch có mùi hôi.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu. Với những chia sẻ trên, các chuyên gia hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ cậu nhỏ sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0367 402 884 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Cách vệ sinh sau khi cắt bao quy đầu
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  47 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?